Dung dịch đệm là gì? Thành phần của dung dịch đệm

Dung dịch đệm là gì?

Dung dịch đệm được hiểu là dung dịch có thể kháng được sự biến đổi từ nồng độ pH, nó sẽ tạo ra sự trung hoà giữa axit và bazơ. Dung dịch đệm này sẽ có trường hợp là kết hợp của bazơ tương ứng của muối và axit yếu, hoặc trường hợp còn lại là một bazơ yếu và axit liên hợp. Nhờ tính ứng dụng cao, dung dịch đệm có mặt trong ngành công nghiệp mỹ phẩm, phòng thí nghiệm sinh học nhằm ổn định nồng độ pH.

Dung dịch đệm có các loại nào?

Các nhà khoa học phân dung dịch đệm làm hai nhóm dung dịch  dung dịch đệm mang tính kiềm và dung dịch đệm mang tính axit:

Dung dịch đệm mang tính axit

Dung dịch đệm mang tính axit được biết đến với độ pH <7. Dung dịch mang tính axit thường sẽ cấu thành bởi một axit nhẹ và muối natri với trường hợp thường.

Dung dịch đệm mang tính bazơ

Đối với dung dịch đệm mang tính bazơ sẽ tương đương với độ pH> 7. Dung dịch này sẽ do một bazơ yếu và muối của nó hình thành lên.

Dung dịch đệm là gì?

Thành phần của dung dịch đệm

Để đảm bảo độ pH luôn cân bằng và giảm thiểu được các biến động trong quá trình thử nghiệm hoặc trong quá trình xảy ra phản ứng, dung dịch đệm thông thường  các thành phần sau:

  • Chất tạo đệm:  là thành phần chủ yếu trong dung dịch đệm với nhiệm vụ ổn định mức độ pH. Ví dụ: axit acetic và natri acetate được dùng để chế tạo dung dịch đệm axit axetic  acetate.
  • Axit: Một số dung dịch đệm có chứa axit để duy trì độ pH thấp
  • Muối: Muối ngoài khả năng ổn định độ pH thì nó còn giúp điều hòa điện tích trong dung dịch. Muối có thể là axit muối hoặc bazơ muối, phụ thuộc vào yêu cầu của quá trình thí nghiệm. Ví dụ: muối natri acetate trong dung dịch đệm axit axetic/acetate.
  • Nước cất: Đây là thành phần cơ bản phổ biến nhất trong dung dịch đệm. Nó tạo nền cho các cho các chất tạo đệm và các thành phần khác.

Hợp chất đệm chủ yếu được ứng dụng và dùng trong ngành hóa mỹ phẩm. Và hầu như trong các phòng thí nghiệm đều ứng dụng để chế tạo thành các mỹ phẩm thích hợp đối với mỗi làn da kèm tác dụng phù hợp.