Về chất bảo quản thực phẩm
Chất bảo quản thực phẩm hay còn gọi là những chất phụ gia được thêm vào các loại thực phẩm để có thể ngăn ngừa, hạn chế và ức chế sự thối rữa, hư hỏng do các loại vi khuẩn gây ra trên thực phẩm.
Trên thực tế, có rất nhiều phương pháp để có thể bảo quản đồ ăn mà không cần dùng đến hóa chất. Tuy nhiên chất bảo quản thực phẩm vẫn có vai trò quan trọng trong đời sống sản xuất vì nếu không có chất bảo quản, thực phẩm sẽ không thể để được lâu ngày.
Nhưng chúng ta biết cái gì cũng có hai mặt của nó thì chất bảo quản cũng vậy. Có loại sẽ an toàn, có loại sẽ gây hại cho sức khỏe của con người. Vì thế bạn cần phải cân nhắc và tìm hiểu kĩ càng để lựa chọn chất bảo quản phù hợp.
Phân loại các chất bảo quản:
Chúng ta có hai phương thức để có thể bảo quản thực phẩm là vật lý và hoá học. Các hình thức sấy khô, làm lạnh, đông lạnh là những ví dụ cho ta thấy là phương pháp bảo quản vật lý.
Còn về phương pháp bảo quản hoá học là những thực phẩm có thêm các thành phần hoá học để ngăn chặn quá trình oxy hoá, ôi thiu, sự phát triển của vi khuẩn.
Hình thức thêm vào thực phẩm những thành phần bảo quản bằng hoá chất này được gọi là “chất phụ gia”. Trong sản xuất thường sử dụng các hoá chất tổng hợp để tạo nên những chất bảo quản nhân tạo.
Theo như chúng ta biết thì chất bảo quản có chiết xuất tự nhiên: giúp bảo vệ thực phẩm tốt hơn, giữ được hương vị nguyên bản, màu sắc và cũng như là các dưỡng chất có trong thực phẩm được giữ một cách nguyên vẹn.
Cụ thể như chúng ta thấy Catechin từ trà xanh, Nisin từ quá trình lên men Lactococcus Lactis,… và nhiều loại khác.
Đó là những chất bảo quản thực phẩm mà ít gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của người tiêu dùng nhất nên chúng được các nhà chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng nhưng giá thành của chúng khá cao.
Nhưng để đầu tư cho một sức khỏe lành mạnh thì chúng cũng rất xứng đáng. Vì hiện nay các tác hại nguy hiểm của chất bảo quản thực phẩm chủ yếu đến từ các chất bảo quản hoá học.
Sau đây là những chất bảo quản an toàn mà chúng ta nên dùng trong thực phẩm nhất:
- Catechin: là chất chống oxy hoá có nhiều trong trà xanh, tác dụng của nó là bảo quản thực phẩm tốt vì có hoạt tính của vitamin P giúp trung hòa các gốc tự do.
- Muối: Muối tạo một môi trường khắc nghiệt và gây sốc thẩm thấu cho vi sinh vật giúp bảo quản đồ ăn lâu dài.
- Mật ong: có một độ ẩm và độ PH thấp, chống lại sự phát triển của vi khuẩn rất hiệu quả.
- Dầu ăn: Hỗ trợ giúp làm chậm quá trình oxy hoá và ngăn vi khuẩn xâm nhập vào trong đồ ăn.
- Nisin (E234): có thể nói đây là Peptide kháng khuẩn đa vòng, được cấu tạo từ 34 gốc Axit Amin, tác dụng gây ức chế mạnh mẽ phát triển của vi sinh vật, vi khuẩn gây phân huỷ thực phẩm.
- Chanh, nước cốt chanh: có tác dụng tiêu chiệt và ngăn các loại sinh vật gây phân huỷ đồ ăn.
- Casein: chống oxy hoá cho các sản phẩm từ thịt hiệu quả.
- Natamycin (E235): chống nấm và kháng nấm hiệu quả, có thể nói đây là chất bảo quản thực phẩm chống mốc được tin cậy nhất hiện nay.
- Acid citric (E300) – Vitamin C: có tác dụng điều chỉnh độ acid trong thực phẩm giúp thực phẩm bảo quản được lâu hơn.
- Các loại đường: Đường cũng có tác dụng ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn, làm chậm quá trình oxy hoá, phòng tránh ôi thiu thực phẩm.