1. COA là gì?
COA hay C/A viết tắt của “Certificate Of Analysis”, được hiểu là một loại chứng nhận phân tích. Nói cụ thể hơn thì đây là giấy tờ phân tích các thành phần có trong sản phẩm được sử dụng để có thể xác nhận các hàng hoá nhập khẩu có đáp ứng đủ những thông số nhất định về tính chất hoá học, vật lí như là các thành phần về nồng độ, độ ẩm, độ chua,..của các sản phẩm. Và đối với một sản phẩm được xuất xứ rõ ràng thì không thể thiếu chứng nhận COA.
Ngoài COA thì còn có nhiều cái tên khác như là: Certificate of authenticity, Change of address, Canadian Osteopathic Association,…
COA là tài liệu xác nhận sản phẩm của doanh nghiệp đã qua xét nghiệm và có kết quả cụ thể tại có trung tâm có thẩm quyền, từ đó giúp người nhập khẩu, đối tác hay khách hàng có thể dễ dàng kiểm tra thành phần cũng như chất lượng sản phẩm.
2. Những sản phẩm cần có chứng nhận COA
Có rất nhiều sản phẩm trên thị trường hiện nay cần giấy chứng nhận phân tích COA như là:
- Các nguyên liệu mỹ phẩm trong sản xuất mỹ phẩm
- Các loại hoá chất, tạp chất
- Các loại rượu
- Các loại thực phẩm, thực vật, động vật
- Các loại gia vị mà chúng ta sử dụng trong nấu ăn
- Các loại dược phẩm
3. Vì sao cần phải có bảng phân tích COA?
Bảng phân tích thành phần của sản phẩm không thể nào thiếu trong hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm vì:
- Giúp cho người bán quản lý tốt hơn về chất lượng đầu ra của sản phẩm của công ty mình.
- Giúp cho người tiêu dùng kiểm soát được việc mua những thành phần cần thiết cho sức khỏe của bản thân mình và nó có tốt hay không.
- Giúp cho cơ quan quản lý có thể biết được chính xác loại hàng hoá có đủ điều kiện được phép lưu thông hay không.
4. Giấy chứng nhận COA có những nội dung gì?
Căn cứ vào giấy COA mà ta có thể biết được:
- Hạn sử dụng của sản phẩm
- Độ tinh khiết của mẫu
- Nồng độ dung dịch: giám sát như sai số, hệ số bao phủ,…
- Xác minh quá trình phân tích nồng độ bằng việc so sánh nồng độ chuẩn bị khối lượng đã được phân tích với dung dịch đạt chuẩn đã được chuẩn bị độc lập.
- Chứng nhận nguồn gốc: nhà sản xuất cần cung cấp đầy đủ các thiết bị để truy xuất nguồn gốc.
5. Những quy định cơ bản về COA
COA phải được cấp từ trung tâm kiểm nghiệm độc lập, có chức năng phòng nghiệm đạt chuẩn ISO 17025 hoặc tại phòng thí nghiệm của nước xuất khẩu có chức năng tại Việt Nam. Phân tích sản phẩm thì chúng ta cần phải đảm bảo các bước theo yêu cầu là:
- Tiếp nhận mẫu cần kiểm nghiệm
- Quản lý mẫu
- Kiểm tra
- Báo cáo kết quả của việc kiểm tra
- Kiểm tra
- Xuất giấy
6. Những đơn vị cấp giấy chứng nhận COA
Để được cấp giấy chứng nhận C/A, các doanh nghiệp cần mang tới trung tâm kiểm nghiệm được cấp phép thẩm quyền như:
- Các trung tâm kiểm nghiệm độc lập đạt chuẩn ISO 17025 được nhà nước quy định trách nhiệm về việc cấp giấy COA cho doanh nghiệp.
- Trung tâm Phân tích và Thử nghiệm 2 – Vinacontrol
- Viện Y tế cộng đồng
- Trung tâm chất lượng Nông Lâm Thuỷ Sản vùng 4
- PKN của công ty TNHH MTV Khoa Học Công Nghệ Hoàn Vũ
Quý khách có thể tham khảo Tổng hợp các nguyên liệu mỹ phẩm Organic