Trong bài viết dưới đây, Chúng tôi sẽ giúp giải đáp mọi thắc mắc và cung cấp cho bạn mọi thông tin về chất tạo bọt nước rửa chén. Mời quý khách hàng cùng xem bài viết dưới đây nhé!
1. Hoạt chất tạo bọt trong nước rửa chén là gì?
Chất tạo bọt thường là các hợp chất hoạt động bề mặt, chẳng hạn như sodium lauryl sulfate (SLS) hoặc sodium laureth sulfate (SLES). Những hoạt chất này có chức năng hấp thụ dầu mỡ và bám trên bề mặt của chén đĩa, giúp chúng bị loại bỏ thức ăn bám trên chén đĩa dễ dàng hơn khi rửa.
2. Phân loại chất tạo bọt trong nước rửa chén
2.1 Chất tạo bọt công nghiệp (hóa học).
Nói đến các hoạt chất tạo bọt công nghiệp trong nước rửa chén hay chất hoạt động bề mặt, nói đến đây không thể không nhắc đến SLS hay SLES. Vì đây là 2 chất tạo bọt hóa học được lựa chọn sử dụng nhiều nhất ngày nay.
- SLES (Sodium Lauryl Ether Sulfate) là một trong số các chất hoạt động bề mặt Anion có thể tạo bọt, tạo độ nhớt cho nhiều sản phẩm nước rửa chén. Các hoạt chất này được làm bằng cách Etoxyl hóa Dodecanol và chúng ở dạng dung dịch không mùi, đặc sánh, có màu trắng hay trắng ngả vàng.
- Chất tạo bọt nước rửa chén SLS (Sodium Lauryl Sulfate) là hoạt chất bột có màu vàng nhạt và màu trắng cùng mùi nồng nến ở dạng lỏng.
Cả 2 hoạt chất trên ta chỉ cần 1 lượng nhỏ sẽ tạo ra nhiều bọt và khi thêm muối (natri) sẽ làm cho nước rửa chén có độ đậm đặc khá cao.
2.2 Chất tạo bọt bán tổng hợp
Chất tạo bọt bán tổng hợp trong nước rửa chén chứa các thành phần gồm một số chất hoá học và một số chất béo có nguồn gốc từ thiên nhiên như: dầu oliu, dầu dừa,…
Có những hoạt chất tạo bọt bán tổng hợp như:
- Chất tạo bọt CAPB: Hoạt chất tạo bọt trong nước rửa chén CAPB (cocamidopropyl betaine) thường được gọi là coco betaine, đây là một loại axit béo có nguồn gốc từ dầu dừa. Chất này đóng vai trò làm chất xúc tác giúp tăng diện tích bề mặt tiếp xúc của các thành phần tẩy rửa và chống tĩnh điện. CAPB được sử dụng trong nước rửa chén nhằm tăng khả năng sủi bọt và khử trùng giúp nhanh chóng rửa trôi dầu mỡ, vết bẩn với nước.
- Chất tạo bọt Glycerid: Hoạt chất này được tạo ra bởi các phản ứng este hoá giữa các acid béo với glycerol có nguồn gốc từ thực vật. Chất tạo bọt Glycerid có khuynh hướng tạo chất nhũ hoá hơn là chất độn.
- Chất tạo bọt Lactylate: đây là các loại axit, được tạo nên bởi phản ứng giữa các chất béo thực vật và axit lactic. Cũng tương tự như chất tạo bọt Glycerid, chất Lactylate cũng tạo hoạt chất nhũ hoá, chất tạo bọt tốt hơn là chất tẩy rửa.
2.3 Hoạt chất tạo bọt thuần thiên nhiên trong nước rửa chén.
Trong bồ hòn và bồ kết đều có chứa saponin. Đặc biệt, các saponin có trong bồ hòn là nhóm saponin triterpen gồm sapindosid A, B, C, D, E, E1, X, Y, Y2, . .., mukuroyiosid Ia, Ib. .. Những loại saponin trên đều có hoạt tính bề mặt và có khả năng sủi bọt.
Bồ kết và bồ hòn có thể mua dễ dàng ở nhiều nơi nhưng có giá thành không rẻ. Khi lựa mua sản phẩm nước rửa chén bồ hòn, bạn nên xem xét kỹ lưỡng bởi giá thành sẽ đi đôi với chất lượng. Những sản phẩm có giá thành thấp thì sẽ pha trộn thêm các hương liệu, phụ gia rẻ tiền vì muốn tiết kiệm chi phí.