Phân kali là gì và tác dụng của phân kali?Đáp:Phân kali phần lớn là các muối kali (KCL, K2SO4, KNO3, K2SO4) dùng làm phân bón cho cây trồng.Vai trò của phân kali cũng được thể hiện qua vai trò của nguyên tố kali đối với thực vật. Trong cây kali tồn tại chủ yếu ở trong dịch tế bào (hởn 80%), một phần nhỏ nữa được các chất keo của tế bào hấp thu, còn khoảng dưới 1% bị giữ lại trong chất nguyên sinh ở tế bào. Ánh sáng kích thích sự hút kali của cây. Ban ngày cây hút kali mạnh và vận chuyển lên các bộ phận trên của cây, ban đêm tối ánh sáng yếu kali không được cây hút lên mà một phần kali còn được vận chuyển ngược xuống rễ cây và thoát ra ngoài. Hầu hết kali trong cây tồn tại dạng ion K+ kết hợp với các axit hữu cơ tạo nên các muối hòa tan, dễ dàng rút ra bằng nước.– Kali giúp cho quang hợp tiến hành bình thường, đẩy nhanh quá trình vận chuyển hydrat carbon tổng hợp được từ lá sang các bộ phận khác. Thiếu kali đồng hóa CO2 của cây kém. Sự chuyển hóa hydrat từ dạng này sang dạng khác bị kìm hãm khi thiếu kali. Đường glucoza chuyển hóa thành sacaroza chậm hoặc đình trệ khi thiếu kali. Do vậy cây không được cung cấp đủ kali thì củ cải đường, mía, đu đủ…. kém ngọt.– Kali giúp cho những cây lấy sợi tạo ra sợ dài và bền hơn. Hầu hết các men trong cây hoạt động nhờ có sự kích thích của kali. Kali tạo cho bề dày của các bó mạch gỗ dày hơn nên cây cứng và chống đổ tốt hơn.– Thiếu kali hàm lượng đạm (N) không protit tăng, sự hình thành N protit giảm, cây yểu lả, dễ bị lụi, gãy đổ và dễ bị nhiễm bệnh hơn.– Kali trong không bào tăng khả năng chống lạnh cho cây tốt hơn. Khi dinh dưỡng đủ kali, trời lạnh hiện tượng đông nguyên sinh tế bào được hạn chế, tăng tính chịu lạnh cho cây tốt hơn.– Với ngũ cốc, kali tăng sức đẻ nhánh của cây.
Sử dụng phân bón kali như thế nào cho tốt?
Để phát huy tốt tác dụng của phân bón kali, khi bón cần căn cứ vào điều kiện cụ thể sau:* Điều kiện đất đai:
– Tất cả các dạng phân bón kali thông thường đều rất dễ tan trong nước, dễ bị rửa trôi như phân đạm. nên khi bón vào đất, kali cũng như các cation khác có trong phân kali đều ở dạng ion hòa tan trong dung dịch đất (K+, Na+, Mg2+). Một phần các caion khác, tùy theo loại đất.– Đất ít chua hay không chua, nhiều Ca2+, Mg2+, khi bón phân kali vào thì ion K+ sẽ đẩy Ca2+, Mg2+ ra khỏi keo đất, do đó bón lâu ngày, nhất là khi bón lượng nhiều thì dễ làm cho đất bị chua hóa. Vậy nên phải bón vôi khử chua, bổ sung Ca2+, Mg2+ cho đất.– Đất chua, bão hòa nhiều Al3+, H+ khi bón phân kali thì đẩy các ion Al3+, H+ này ra dung dịch đất làm đất bị chua tạm thời. Nếu đất quá chua mà không có vôi bón thì có thể lượng ion Al3+, H+ bị đẩy ra nhiều đủ gây độc cho cây trồng. Do đó phải bón vôi khử chua trước khi phân bón kali.* Bón kali căn cứ vào loại cây:– Nhóm 1: Rất mẫn cảm với Clo (Cl): thuốc lá, cây lấy tinh dầu, cam, quýt, nho… nên bón phân kali không có Clo.– Nhóm 2: Mẫm cảm với clo, thích hợp với nồng độ kali cao: khoai tây, cây họ đậu.– Nhóm 3: có Thể bón những lượng kali cao như: bông, đay, lanh, dưa chuột…– Nhóm 4: Thích hợp với loại phân kali 40% K2O, tức là chịu được nồng độ bón kali thuộc trung bình (các cây có lấy hạt và đồng cỏ).– Nhóm 5: Thích hợp nhất với phân kali có chứa một ít natri: củ cải đường, của cải, cây lấy củ làm thức ăn cho gia súc thuộc họa hòa thảo.– Trường hợp không có phân bón kali thì khắc phục bằng cách bón bằng tro bếp để thay thế kali, vì tro bếp hàm lượng kali khá cao, bón kết hợp vôi, tăng lượng tro bón lên nhiều lần.
Tìm hiểu Phân Kali Clorua – KCL Potassium Chloride (MOP)
Hãy ủng hộ chúng tôi 5 ⭐ để được phục vụ bạn tốt hơn nữa !!!